PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON
Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng trên 7000 trẻ em bị chết do đuối nước. Phần lớn số ca chết đuối rơi vào trẻ em dưới 5 tuổi. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải chú trọng việc dạy trẻ kỹ năng sống mầm non phòng trống đuối nước cho trẻ ngay từ sớm để đảm bảo an toàn cho bé.
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ có rất nhiều. Trong đó, nguyên nhân phổ biến chủ yếu dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ chủ yếu là do thiếu sự giám sát của người lớn khi để trẻ chơi ở gần khu vực ao hồ, sông suối…. nguy hiểm.
Tai nạn đuối nước xảy ra cũng một phần là do các bé chưa được dạy bơi, và các kỹ năng sống mầm non giúp đảm bảo bé an toàn trước các tình huống bé không may rơi xuống nước và các kỹ năng cứu người bị đuối nước. Do đó, khi gặp các tình huống thấy các bạn khác bị đuối nước, các bé thường tự mình cứu giúp lẫn nhau, dẫn đến tình trạng đặt cả bé và bạn bé vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, các vụ chết đuối xảy ra nhiều cũng là do môi trường sống xung quanh bé không được an toàn.
Việc dạy kỹ năng sống mầm non bơi lội cho trẻ ngay từ khi bé còn nhỏ là điều vô cùng cần thiết. Điều này không những giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn mà còn giúp đảm bảo an toàn cho trẻ khi bé không may rơi xuống nước.
Trang bị sớm cho bé kỹ năng bơi lội giúp bé có thể xử lý tốt trước các tình huống không may rơi xuống nước và có khả năng nhận thức được các mối nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh việc chơi đùa gần ao hồ, sông suối.
Đồng thời, bạn cũng nên dạy trẻ không nên tự tin vào khả năng bơi của mình mà tự mình nhảy xuống nước cứu bạn khi bạn mình không may rơi xuống nước. Bạn nên dạy trẻ hãy báo ngay cho người lớn khi thấy bạn rơi xuống nước.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chỉ bé một số cách sơ cứu cơ bản khi gặp người bị đuối nước để có thể sơ cứu kịp thời trước khi có người lớn đến giúp đỡ.
Trẻ em thường không nhận thức được những mối nguy hiểm tiềm ẩn quanh mình. Vậy nên các bé luôn là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất. Chính vì vậy mà cha mẹ hoặc những người lớn cần phải luôn luôn quan sát trẻ nhỏ khi các bé chơi ở gần khu vực ao hồ. Đồng thời, phải liên tục nhắc nhở trẻ về những nguy hiểm xung quanh việc chơi ở gần ao hồ.
Khi cho trẻ tắm biển, cho dù trẻ có biết bơi hay không thì cha mẹ vẫn nên cho con mình mặc áo phao để đảm bảo an toàn. Do ngoài biển có sóng lớn, có thể sẽ khiến các em đuối sức và dễ gặp nguy hiểm hơn.
Bạn cũng không nên để trẻ tự ý tập bơi, mà cần phải giám sát bé thật kĩ. Đồng thời, bạn nên đưa trẻ tới trường có kỹ năng sống mầm non bơi lội để dạy trẻ kỹ năng bơi.
Ngoài ra cha mẹ cũng nên san lấp các ao hồ mà gia đình không còn sử dụng nữa để tạo không gian vui chơi an toàn cho bé.
Nhiều trường hợp chết đuối do người cứu đuối thiếu kiến thức về bơi lội, thiếu kiến thức về cứu đuối. Hậu quả là cả người đuối nước và người cứu đuối đều gặp nguy hiểm tới tính mạng. Chính vì vậy, bạn cần dạy trẻ khi phát hiện ra có người bị rơi xuống nước cần lập tức hô hoán, kêu gọi mọi người tới giúp đỡ ngay lập tức, không được tự ý nhảy xuống nước cứu nạn nhân. Bởi bé còn quá nhỏ để có thể cứu lấy người khác.
Khi phát hiện người bị đuối nước, người cứu đuối cần ôm lấy lưng nạn nhân hoặc nắm tóc kéo lên, để tránh tình trạng, nạn nhân hoảng loạn, vùng vẫy và ôm ghì lấy người cứu đuối, khiến cả hai cùng bị chết đuối.
Các cha mẹ cũng nên học các kỹ năng sơ cứu sau đây khi gặp trẻ bị đuối nước.
– Sau khi đưa trẻ lên khỏi mặt nước, cần đặt đầu trẻ nghiêng về một bên đồng thời lấy tay móc các dị vật ra khỏi cổ họng của bé, sau đó đặt bé nằm thẳng lại, đồng thời để bé nằm sao cho cổ có thể ưỡn được tối đa về phía trước.
– Nếu nạn nhân không tự thở trở lại cần nhanh chóng thổi ngạt cho nạn nhân. Người cứu ngửa mặt hít một hơi dài, áp miệng vào miệng nạn nhân thổi vào trong khoảng 2 giây, thổi 2 lần liên tiếp. Chú ý trong khi thổi ngạt phải bịt chặt mũi nạn nhân lại.
– Sau 2 nhịp thổi ngạt đầu tiên, nếu không thấy mạch đập phải nhanh chóng tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/3 dưới của xương ức, mỗi lần lún xuống khoảng 3-5cm, 30 lần ép tim liên tiếp cho mỗi hai lần thổi ngạt liên tiếp, tần số ép tim là 80-100 lần/phút). Nếu nạn nhân thở lại được cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Trước khi vận chuyển cần cố định cột sống cổ nếu có nghi ngờ chấn thương cột sống cổ. Trong quá trình vận chuyển phải tiếp tục các biện pháp sơ cứu (nếu cần) và đảm bảo sưởi ấm hoặc ủ ấm cho nạn nhân.
Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn